“Doping là một loại thuốc kích thích bị cấm ở các môn thể thao. Vậy bạn có biết doping là gì các kiểm tra doping là gì gì không? Nếu không thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết kiểm tra doping là gì và vì sao không nên cấm các vận động viên sử dụng doping nhé.”
Doping là gì?
kiểm tra doping là gì, tại sao vận động viên bị cấm sử dụng doping
Doping là loại chất kích thích bị cấm trong tất cả các bộ môn thể thao. Đây là loại thuốc giúp cho tăng tốc tuần hoàn máu để máu có thể chảy về tim nhiều hơn và khiến cho các vận động viên tập trung và có một thể lực mạnh hơn so với bình thường.
Đến thời điểm hiện tại xuất hiện ba loại doping phổ biến đó là:
Doping máu
Doping máu có tên gọi khoa học là Erythropoietin hay Darbapoetin,… giúp cho tăng cường cung cấp oxy qua hồng cầu khiến cho tăng sức mạnh ở cơ bắp. Rồi từ đó các vận động viên sẽ tăng được khả năng vận động lên mức đáng kể.
Doping cơ
Doping cơ là loại thuốc kích thích thường được sử dụng bởi các vận động viên điền kinh và vận động viên bóng đá, cử tạ,… Nó giúp cho sức mạnh của cơ đùi tăng lên nhờ tăng cường sản sinh hoocmon.
Một số loại doping cơ thường dùng đó là: EPO, Trimetazidine,…
Doping thần kinh
Doping thần kinh giúp cho sự bền bỉ của cơ thể được tăng cường, giúp cho các vận động viên vận động liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi dù tập với mức độ cao.
Doping thần kinh đã làm ngăn cản sự phản hồi của cơ bắp tới các hệ thần kinh khi chúng muốn nghỉ ngơi nên các vận động viên sẽ không cảm thấy mệt.
Một số doping thần kinh được sử dụng đó là: bromanta, cafein, các chất lợi tiểu hay các chất giảm đau như morphin,…
Kiểm tra doping là gì?
kiểm tra doping là gì, tại sao vận động viên bị cấm sử dụng doping
Hiện nay ở các giải đấu, việc kiểm tra doping là vô cùng quan trọng và bắt buộc. Trước khi giải đấu được diễn ra, ban tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra doping theo phương thức nào và mỗi giải sẽ lựa chọn vận động viên kiểm tra theo những quy định khác nhau.
Kiểm tra doping có hai phương pháp đó là lấy máu xét nghiệm và xét nghiệm nước tiểu. Hình thức kiểm tra doping bằng xét nghiệm nước tiểu vẫn được phổ biến hơn ở các giải đấu.
Các bước kiểm tra doping đó là:
- Bước 1: Bạn tổ chức sẽ gửi yêu cầu kiểm tra doping đến vận động viên và vận động viên ký giấy xác nhận.
- Bước 2: Vận động viên sẽ được vào trong phòng kín được niêm phong và uống nước nhưng không được đi tiểu. Trong quá trình này sẽ có nhân viên giám sát các vận động viên.
- Bước 3: Vận động viên khai báo xem trong ba ngày gần đây có sử dụng loại thuốc nào không rồi tiến hành lấy mẫu nước tiểu. Tuy nhiên để có tính minh bạch và chính xác thì sẽ có nhân viên cùng giới giám sát vận động viên.
- Bước 4: Sau khi đã lấy mẫu nước tiểu thì sẽ tiến hành làm xét nghiệm.
Có nên cấm các vận động viên sử dụng doping không?
kiểm tra doping là gì, tại sao vận động viên bị cấm sử dụng doping
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, doping là một loại chất kích thích giúp tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể và giúp vận động viên có một sức mạnh vượt bậc dù có đang trong tình trạng mệt mỏi.
Doping sẽ giúp vận động viên hoạt động nhanh hơn, tập trung và hưng phấn hơn mà không có cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên có một số vận động viên vì ham muốn có được thành tích tốt và huy chương vàng nên đã sử dụng doping.
Do đó khi bị phát hiện thì các cầu thủ này sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng và bị người hâm mộ quay lưng thậm chí là có thể mất tất cả sự nghiệp.
Sự công bằng
Một vận động viên chân chính là một người tập luyện chiến đấu bằng chính khả năng của mình nhờ rèn luyện. Tuy nhiên lại có một vài trường hợp vì lợi ích cá nhân, vì những tấm huy chương vàng nhưng không tập luyện chăm chỉ mà sử dụng doping thì sẽ khiến cho trận đấu mất đi sự công bằng.
Có thể gây nghiện và có hậu quả để lại
Sử dụng doping có thể khiến cho con người ta bị nghiện và để lại những hậu quả sau này do trong doping có những chất heroin và morphine. Đây đều là những chất cấm vì nó khiến cho con người ta bị nghiện và muốn sử dụng nhiều.
Khi sử dụng doping có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nhưng có một số vận động viên tham vọng nên đã lơ là việc này dù biết sẽ có hậu quả xảy ra.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi sử dụng doping như:
- Cơ thể yếu hơn và các đầu chi to hơn.
- Rối loạn hoocmon giới tính.
- Xuất hiện hội chứng run rẩy.
- Suy thận, suy tim hoặc thậm chí là ung thu gan.
- Sốt, ngứa và tán huyết.